Một số lời khuyên hữu ích dành cho người làm nghề tự do

Tại đây, bạn không chỉ được gặp gỡ mọi người mà còn được mở mang tầm nhìn, kiến thức cũng như được trao đổi ý kiến ​​và lắng nghe các ý kiến ​​khác. Đây là kiểu tương tác

Rất nhiều người làm việc tự do thú nhận họ từng bị ngộp trong đống công việc do không kiểm soát tốt thời gian, trong khi người làm từ xa thú nhận họ bị phân tâm với chuyện đưa đón con đi học, làm việc nhà…

Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia nghề nghiệp dành cho người làm việc tự do hoặc từ xa:

1- Sử dụng công cụ hỗ trợ làm việc trực tuyến như Skype, WebEx… để trao đổi công việc khi bạn cần được trả lời ngay lập tức. Các công cụ này hiệu quả hơn email vì bạn có thể cùng lúc trao đổi được với nhiều người trong nhóm.

Hơn nữa, tùy chọn video trên những công cụ này cũng rất hiệu quả khi bạn muốn thuyết trình trước nhóm: bạn không chỉ trình bày rõ ràng, rành mạch nội dung cần nói, mà còn tha hồ sử dụng ngôn ngữ cử chỉ để thuyết phục nhóm y như khi bạn đang họp chung với họ.

2- Quản lý lịch họp: người làm tự do và từ xa có thể có rất nhiều cuộc gọi hoặc cuộc họp trực tuyến, vì vậy cần quản lý tốt lịch họp để không bị ảnh hưởng đến đời sống riêng lẫn sức khỏe.

Nếu bạn làm việc chung với những người sống ở nơi có múi giờ khác với mình, hãy lưu ý điểm khác biệt giờ giấc để họ không gọi cho bạn lúc đang nghỉ ngơi, ăn trưa hay có cuộc hẹn riêng.

3- Vạch ra ranh giới: thông thường mọi người nghĩ họ có thể gọi cho người làm tự do bất kỳ lúc nào trong ngày. Để tránh rơi vào tình huống này, bạn cần thiết lập giờ làm việc bình thường của mình và thông báo cho cả nhóm biết, cũng như hướng dẫn họ thông báo cho bạn ra sao trong trường hợp khẩn cấp.

Bạn nên cài đặt ứng dụng cho phép tắt các thông báo email công việc gửi đến ngoài “khung giờ” đã định…

4- Có góc làm việc ở nhà: nếu công việc của bạn đòi hỏi ngồi nhiều, bạn cần có một không gian làm việc ở nhà giống như khi tới sở làm. Tốt nhất không gian này đặt ở một góc yên tĩnh để bạn không bị quấy rầy bởi con cái, việc nhà… lúc đang làm việc.

5- Đứng dậy và đi lại khi làm việc: tại sở làm bạn phải đi tới đi lui các phòng để dự họp, trao đổi công việc, hoặc đi bộ xuống nhà để xe. Ở nhà trong không gian nhỏ hơn, bạn ít có cơ hội vận động hơn, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí khiến bạn bị ức chế về tinh thần.

Do đó giữa giờ làm việc, bạn cần đứng dậy và đi bộ vòng quanh nhà/khu phố. Việc này cho bạn thời gian để suy nghĩ và cho mắt bạn nghỉ ngơi.

6- Tham gia các sự kiện nghề nghiệp: làm việc tại nhà khiến bạn có ít cơ hội gặp mặt đồng nghiệp mới/đối tác/khách hàng. Để khắc phục điều này, bạn nên sắp xếp đến dự các sự kiện nghề nghiệp.

Tại đây, bạn không chỉ được gặp gỡ mọi người mà còn được mở mang tầm nhìn, kiến thức cũng như được trao đổi ý kiến ​​và lắng nghe các ý kiến ​​khác. Đây là kiểu tương tác giúp bạn nâng cao nghiệp vụ, đồng thời giúp bạn xây dựng và duy trì mạng lưới quan hệ vốn có vai trò quan trọng cho bất kỳ một nhân viên nào dù là làm việc văn phòng hay làm tại nhà.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *