Khắc phục dấu hiệu bất ổn trong hồ sơ xin việc của bạn
Cách khắc phục: Hãy chứng tỏ mình đã dành thời gian để làm tình nguyện, xây dựng kỹ năng hoặc thứ gì đó giá trị hơn là chỉ ngồi nhà xem tivi và gửi CV. Nhà tuyển dụng
Nếu họ thấy điểm đáng ngờ ngay từ cái nhìn đầu tiên, họ sẽ loại ngay CV của bạn và chuyển sang ứng viên khác.
Do đó, bạn cần đảm bảo không có sai sót trong phần lịch sử làm việc của mình. Dưới đây là 5 lỗi phổ biến khi viết lịch sử làm việc trong CV và cách giải quyết:
Bạn có những “lỗ hổng” giữa các công việc
Khi nhà tuyển dụng thấy “lỗ hổng” trong quá trình làm việc (lâu hơn vài tháng), họ sẽ thắc mắc điều gì đã xảy ra trong thời gian đó. Bạn bị sa thải, hay bạn làm thêm ở đâu đó và cố tình không ghi vào CV? Nếu như vậy, bạn đang che giấu điều gì? Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng lo ngại về bạn.
Cách giải quyết: Hãy viết thêm vài câu giải thích nguyên nhân gây ra “lỗ hổng” và điều bạn đã làm trong khoảng thời gian đó. Bạn có dành thời gian để chăm sóc cho thành viên gia đình bị ốm, đi du lịch hay làm tình nguyện? Hãy chuẩn bị giải thích rõ hơn trong cuộc phỏng vấn.
Bạn có vẻ là người thích “nhảy việc”
Nếu CV cho thấy bạn hay nghỉ việc chỉ sau một thời gian ngắn, đó là điều cảnh báo cho các nhà tuyển dụng không nên tuyển bạn. Họ sẽ cho rằng bạn cũng không làm việc lâu với họ và họ sẽ nghi ngờ tại sao bạn không thể hay không sẵn sàng ở lại một công việc lâu hơn thời gian thông thường.
Cách giải quyết: Trước tiên, hãy viết thêm ghi chú “Công việc tạm thời/ thực tập/ mùa vụ” bên cạnh chức vụ nếu bạn đã có những công việc như vậy. Còn nếu bạn thực sự là người hay “nhảy việc” và những công việc bạn sớm nghỉ là dài hạn, vấn đề trở nên khó giải quyết hơn. Bạn sẽ cần phải thuyết phục nhà tuyển dụng rằng mình đã sẵn sàng cho sự ổn định và muốn tìm công ty mình có thể gắn bó lâu dài, đồng thời chứng tỏ bạn thật sự xuất sắc ở những việc đã làm, rằng bạn xứng đáng được đầu tư.
Bạn bị sa thải khỏi công việc trước
Thông thường nhà tuyển dụng sẽ rất e dè trước ứng viên từng bị sa thải, và họ muốn đảm bảo rằng bất cứ điều gì khiến bạn bị sa thải ở công việc trước sẽ không lặp lại nếu bạn làm việc cho họ.
Cách giải quyết: Tất nhiên bạn không nên ghi rằng mình đã bị sa thải trong CV. Nhưng chắc chắn bạn sẽ phải trả lời lý do mình nghỉ việc cho nhà tuyển dụng trong cuộc phỏng vấn. Khi chuẩn bị, hãy luyện tập câu trả lời ngắn gọn giải thích bạn đã học được gì từ tình huống đó và những gì bạn đang làm khác biệt ra sao. Luyện tập nói to cho tới khi bạn loại bỏ hết mọi dấu vết của sự đắng cay, xấu hổ, bởi nhà tuyển dụng sẽ chú ý tới cách bạn thoải mải ra sao với câu trả lời của mình và bạn có đủ tự tin để tiếp tục tiến lên phía trước hay không.
Bạn không có nhiều kinh nghiệm
Dù bạn có thể làm việc tốt nếu được tạo cơ hội, nhà tuyển dụng thường không có ý tuyển người có ít kinh nghiệm.
Cách giải quyết: Hãy viết một bức thư xin việc. Nội dung thư không lặp lại CV mà nhấn mạnh tại sao bạn muốn công việc này và tại sao bạn có thể làm tốt. Ngoài ra, hãy cố gắng làm mới và tăng thêm giá trị CV của bạn bằng các công việc tình nguyện.
Bạn đã thất nghiệp một thời gian dài
Một số nhà tuyển dụng xem CV của những ứng viên thất nghiệp dài hạn và thắc mắc liệu có lý do gì mà nhà tuyển dụng khác lại không tuyển dụng bạn.
Cách khắc phục: Hãy chứng tỏ mình đã dành thời gian để làm tình nguyện, xây dựng kỹ năng hoặc thứ gì đó giá trị hơn là chỉ ngồi nhà xem tivi và gửi CV. Nhà tuyển dụng muốn biết bạn đã làm gì đó để duy trì lĩnh vực của mình trong thời gian thất nghiệp.
Leave a Reply